Trang tin giới thiệu ẩm thực Việt Nam
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Go down
monngonvn
monngonvn
Admin
Posts : 11
Join date : 2021-01-04
Age : 35
Location : Vietnam
https://deponline.vn/

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tay được hiểu như thế nào? Empty Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tay được hiểu như thế nào?

Wed Jan 06, 2021 9:51 pm
Suy giãn tĩnh mạch chân tay nói chung là chỉ tình trạng các van tĩnh mạch hoặc động mạch ở chi (chân hoặc tay) bị tổn thương làm cho quá trình lưu thông máu về tim không được như bình thường, bị ứ đọng lại dẫn đến hệ thống tĩnh mạch bị giãn nở, chảy xệ… (thực chất đây là tình trạng các van tĩnh mạch ở chân tay bị đóng lại làm cho máu chảy ngược và không đưa được về tim như bình thường).

Có thể hiểu rằng, do máu không được hút từ các chi về tim theo hệ thống tĩnh mạch như bình thường mà bị trào ngược trở lại do các van tĩnh mạch bị đóng, hệ quả tất yếu là làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch và dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, khi các tĩnh mạch càng bị giãn nở kéo theo các van tĩnh mạch càng bị đóng chặt và càng làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh lý. Với biến chứng xấu, có thể dẫn đến vỡ tĩnh mạch, viêm loét chân tay, hoại tử và những biến chứng nguy hiểm khác.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tay được hiểu như thế nào? Chua-suy-gian-tinh-mach-chan-3
Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tay phổ biến là gì?

Theo các chuyên gia y tế, bạn có thể phải đối mặt với căn nguyên của bệnh suy giãn tĩnh mạch, đó là: Ít vận động, thói quen mặc quần bó chặt, đi giày cao gót, béo phì, nội tiết thay đổi (nhất là phụ nữ mang thai), do tuổi tác, chế độ ăn không khoa học…

Có thể tóm lược lại rằng, bệnh suy tĩnh mạch chân tay bắt nguồn từ một số nguyên nhân phổ biến cụ thể như sau:

- Chế độ ăn uống không phù hợp: Chế độ ăn uống không phù hợp sẽ là đầu cơ dẫn đến thừa cân và béo phì. Và bệnh béo phì là tác nhân lớn nhất gây ra chứng suy giãn tĩnh mạch chân tay, nhất là ở phụ nữ.

- Chế độ làm việc không khoa học: Việc đứng hoặc ngồi làm việc liên tục trong nhiều giờ đang là thực trạng của lối sống hiện đại. Việc đứng hoặc ngồi quá lâu cũng như việc phải mang vác vật nặng thường xuyên và liên tục là yếu tố làm cho máu bị dồn ứ ở các chi nhiều hơn mức bình thường, làm tăng áp lực lên tĩnh mạch và quá trình này lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch.

- Quá trình lão hóa của cơ thể: Tuổi tác cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Các chuyên gia sức khỏe đã chứng minh, tuổi thọ càng dài thì chức năng tĩnh mạch càng suy giảm.

Trên đây là một vài nguyên nhân phổ biến của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tay nói chung. Tuy vậy, những nguyên nhân được đề cập ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, bởi mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh khác nhau tùy theo cơ địa và thể trạng.

Triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tay thường thấy là gì?

Chúng ta có thể quan sát nhiều triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng mắt thường, ví dụ như các tĩnh mạch bị giãn rất dễ nhận thấy bằng mắt thường, trên bề mặt da có nhiều màu sắc khác nhau (xanh, đỏ sẫm). Các cơn đau nhức chân tay, nhất là về đêm, thường xuất hiện các triệu chứng buốt, ngứa và chuột rút. Tê tay chân hoặc có cảm giác kiến ​​bò ở tay, chân, có dấu hiệu phù nề bất thường (nhất là về chiều hoặc sau thời gian nghỉ ngơi ...)

Theo một số nguyên cứu y học cho thấy, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tay có 7 giai đoạn với biểu hiện tình trạng bệnh lý cụ thể như sau:

Giai đoạn 0: Là giai đoạn đầu tiên của bệnh, ở giai đoạn này, người bệnh dường như không có biểu hiện và triệu chứng rõ ràng và rất khó để bác sĩ tìm ra dấu hiệu bệnh.

Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ bị giãn tròng – giãn mao mạch, có biểu hiện bệnh thường là hình mạng nhện hoặc lỗ lưới với đường kính dưới 3 mm.

Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng tĩnh mạch bị giãn nở, đường kính hơn 3 mm và có thể quan sát được bằng mắt thường.

Giai đoạn 3: Trong giai đoạn này, bệnh nhân giãn tĩnh mạch bắt đầu bị phù chi, sắc tố da ngay phần tĩnh mạch có triệu chứng bị thay đổi.

Giai đoạn 4: Người bệnh trong giai đoạn này bắt đầu có những thay đổi về da do suy giãn tĩnh mạch: Da có thể chuyển sang màu đen, chàm, teo da, xơ hóa…

Giai đoạn 5: Giai đoạn này sẽ có các thay đổi về da bị biến chứng với các vết loét trên da đã lành.

Giai đoạn 6: Là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh với biến chứng lở loét trên bề mặt da và không lành, thậm chí xuất hiện dấu hiệu của hoại tử.

Hậu quả của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tay ra sao?

Hậu quả của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tay có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như chuột rút, sưng và đau các chi bị ảnh hưởng (nhất là về đêm); da sậm màu, loét chân, tụ máu tĩnh mạch, hoại tử là tình trạng bệnh nặng có thể phải tháo khớp, thậm chí tử vong…

Ngoài ra, tình trạng bệnh diễn biến nặng có thể dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch, kèm theo các cảm giác thông thường như chân tay nóng, mẩn đỏ, sưng tấy và nổi các tĩnh mạch trên bề mặt da. Đối với bệnh ở giai đoạn nặng, hệ thống tĩnh mạch có thể bị tổn thương, các tĩnh mạch lớn có thể làm chậm quá trình lưu thông máu, đồng thời làm mất cân bằng dinh dưỡng, gây ra các vết chàm, vết loét và khó điều trị.

Bên cạnh đó, khi những cục máu đông bắt đầu hình thành trong lòng tĩnh mạch thì đây là tình trạng bệnh nghiêm trọng nhất, những cục máu đông này có thể đến phổi qua đường tĩnh mạch dẫn đến suy hô hấp rất dễ tử vong.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân tay bằng cách nào?

Những người có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao là người ở độ tuổi trung niên, nhất là nữ giới từ 40 tuổi trở lên và phụ nữ mang thai, những người bị béo phì, lười vận động, những người thường xuyên đứng hoặc ngồi nhiều liên tục trong nhiều giờ,...

Đối với những người có các dấu hiệu như tê bì chân tay, đau nhức, mỏi chân nhiều về đêm rất cần thiết phải đi khám và điều trị. Các bác sĩ chuyên môn sẽ chẩn đoán và có biện pháp can thiệp, điều trị sớm để ngăn chặn tối đa và hiệu quả nhất các biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể xảy ra.

Để chữa hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tay, về cơ bản, người mắc bệnh có thể sử dụng các biện pháp điều trị như thuốc Tây y, phẫu thuật ngoại khoa hoặc dùng các bài thuốc Đông y gia truyền.
----------
*Nguồn: https://deponline.vn/chua-hieu-qua-benh-suy-gian-tinh-mach-chan-luong-y-bui-xuan-quy-100-8676.html

monngonvn likes this post

Back to top
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum